Thế giới cà phê đặc sản hiện đang có nhiều thay đổi tích cực, phần nhiều đều đến từ con người. Thế hệ nông dân mới được trang bị kiến thức, công nghệ và kĩ năng từ hệ thống giáo dục đại học đã mang lại nhiều bổ ích cho ngành cà phê. Tư duy của họ về cà phê thực sự khác biệt, có tính kế thừa từ thế hệ trước đồng thời áp dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học để ngày càng làm rõ bản chất của cà phê.
/
Có bốn người là bạn học cùng trường tại Đại học EAFIT ở Medellin, Colombia đã thành lập Amativo năm 2015, một công ty làm việc với thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Mục đích của họ mong muốn xuất khẩu cà phê từ những nông hộ tại đại phương tới trực tiếp giao cho những nhà rang. Jiménez và Mark Kang (người Hàn) đã sống ở Trung Quốc từ năm 2012, đó cũng là lý do họ muốn cộng tác với hai thị trường này nhờ sự am hiểu của mình.
Khoảng 100 năm trước đây, ông của Jiménez bắt đầu trồng cà phê. Jiménez chia sẻ: “Tôi lớn lên giữa xung quanh đều là cà phê, những người nông dân trồng cà phê đều là thầy của tôi. Việc lắng nghe cẩn thận những gì họ đang nói là thói quen từ nhỏ, họ dạy tôi về trồng trọt, thu hoạch, chế biến cho đến bóc tách. Tôi làm việc trong ngành này là một định mệnh.”
Là thế hệ thứ ba của những người nông dân trồng cà phê, Jiménez tin rằng “Các nghiên cứu hàn lâm đã giúp tôi hiểu được hệ thống mà chúng ta đang sống, nhưng cách chơi sẽ do chúng tôi quyết định. Kiến thức, công nghệ cùng sự hiểu biết chuyên sâu về sản xuất cà phê là nền tảng của tôi. cho phép tôi hiểu thị trường và cách kết nối nó với cái gốc của cà phê. Không ít lần tôi được khuyên nên làm thương mại để kiếm được nhiều tiền hơn nhưng tôi không làm điều đó. Đó không phải là điều tôi yêu thích.”
Tại Colombia, nhóm Amativo hoạt động sản xuất, tìm nguồn cung, nghiên cứu và phát triển, kiểm soát chất lượng, đóng gói thành phẩm…Amativo cố gắng vượt qua khỏi những giới hạn về giá bán bằng cách tạo lập những chương trình mang tính xã hội, nhằm chia sẻ các kỹ thuật chế biến và trồng mới để cho hạt cà phê chất lượng cao hơn.
/
“Rất nhiều người đang theo đuổi và lập ra các của hàng cà phê để tiêu thụ cà phê của chính họ, ngoài việc chỉ theo duy trì việc kinh doanh truyền thống trước đây của gia đình. Họ nghiên cứu từng bước sản xuất cà phê tại SENA – Viện giáo dục được Chính phủ hỗ trợ nhằm cải thiện hệ thống trang trại và sản xuất loại cà phê đặc sản.”
Thông tin thêm, Jiménez nói: “Tại dây, họ thường xuyên đề cập tới phương pháp tiếp cận bền vững để ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ như việc hợp tác với Contreebute, một dự án tái trồng cây cọ sáp và những cây loại cây khác, ngân sách được trích ra từ một phần lợi nhuận của chúng tôi. Cây cọ sáp mọc quanh vùng Salento đã mang tới vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên đồng thời cũng bảo vệ cho cây cà phê phát triển. Trong năm 2018, Amativo đã trồng tổng cộng 800 cây cọ sáp và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.”
Mặt khác, Amativo cũng xây dựng các trung tâm phân phối và kho hàng ở Trung Quốc và Hàn Quốc. “Hệ thống kho cho phép chúng tôi giúp nhiều nông hộ gửi các loại cà phê đến trực tiếp các nhà rang xay, kết nối trực tiếp với người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên thế giới, nhanh chóng nhận được phản hồi và nhu cầu thực sự về cà phê. Nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau từ các tổ chức Phi Chính phủ (NGO) và các khu vực tư nhân đã đến với nông dân trồng cà phê ở Colombia nhằm mang lại cơ hội và biến sản xuất cà phê trở thành một giải pháp để người nông dân thoát nghèo.”
/
Giống như nhiều nhà sản xuất cà phê, Jiménez nhận ra không thể kiếm sống bằng nghề trồng cà phê mãi mãi. Biến đổi khí hậu và giá cà phê thấp là những thách thức mà Jiménez và nhóm của mình phải đối mặt. “Việc canh tác cà phê truyền thống ở Colombia không bền vững. Mỗi năm, các trang trại ở độ cao thấp hơn bị ảnh hưởng nhiều hơn và mọi người đang tìm kiếm đất ở nơi cao hơn với thời tiết mát mẻ hơn. Đó là nỗi lo của nhiều nông dân trồng cà phê: Một ngày nào đó sẽ không còn núi cao để canh tác nữa.”
Tại Amativo, người nông dân làm việc rất chăm chỉ để giúp các nhà sản xuất có ưu thế, nhằm bình ổn giá và tìm kiếm cơ hội để nâng cao hơn giá trị nông sản do đời sống thưởng thức đã ngày một tăng cao. Văn hóa cà phê ở Colombia đã thay đổi với sự xuất hiện của các quán cà phê và nhà rang cà phê đặc sản ở các thành phố lớn trong nước và quốc tế, chất lượng cà phê mà con người uống đã được cải thiện rất nhiều. Dẫn tới nhu cầu thưởng thức cà phê đặc sản ngày một lớn.
Hầu hết nông dân làm việc với Amativo hiểu rằng cách duy nhất để họ có đời sống ngày một tốt lên là phải sản xuất cà phê chất lượng hơn, đồng thời hợp tác trực tiếp với các nhà rang. Vậy nên Amativo không dành quá nhiều ngân sách vào hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Thay vào đó, họ quan điểm bản chất công việc nghiên cứu của họ đã là một loại hình tiếp thị tự thân, điều đó giúp họ dễ dàng tìm kiếm vào làm việc với những nhà rang thực sự đam mê và luôn kiếm tìm các nguồn ngon nhất của cà phê đặc sản.
Để làm điều này, Amativo chủ động tham gia nhiều triển lãm và sự kiện về cà phê, đồng thời cung cấp cà phê tới nhiều cửa hàng ở địa phương để quảng bá cà phê Colombia.
“Nhà sản xuất Andres từ trang trại La Riviera được giao nhiệm vụ tới Thượng Hải tham gia triển lãm cà phê, tại đây chúng tôi đã chia sẻ về công đoạn chế biến và lên men cà phê tại GABEE.”
Để đa dạng hoá sản phẩm của mình, Jiménez chủ động phân vùng độ cao để trồng thêm cây cacao phục vụ xuất khẩu. Từ 1.300 masl trở lên, đây là lãnh thổ của cây cà phê. Còn thấp hơn, đó là vùng sinh sống của cacao xuất khẩu, thị trường hướng tới là những cửa hàng socola đặc biệt ở Hàn Quốc.
Ảnh
Xiangyu Long